Hiện trường Cao đẳng Đại Việt đang đào tạo 8 khoa, bao gồm:
- Khoa Cơ bản
- Khoa Tài chính – Ngân hàng
- Khoa Quản trị kinh doanh
- Khoa Kế toán
- Khoa Du lịch
- Khoa Dược
- Khoa Điều dưỡng
1. KHOA DU LỊCH
Khoa Du lịch được thành lập theo Quyết định số 1212/ QĐ – ĐV do Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt ban hành vào ngày 25 /12 /2017. Khoa Du lịch hiện có các Bộ môn Lữ hành – Hướng dẫn, Bộ môn Khách sạn – Nhà hàng và Bộ môn Chế biến món ăn.
Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực chuyên môn, những người có kinh nghiệm trong ngành du lịch, được đào tạo chính quy trong và ngoài nước. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều thuận lợi cho sinh viên ra trường có được việc làm tốt và ổn định, Khoa Du lịch đã hợp tác mời các GS, PGS, TS, Ths giàu kinh nghiệm trong việc đào tạo và thực tiễn nghề nghiệp làm việc trong các Sở, Ban, Ngành, Doanh nghiệp… cùng tham gia giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu về chuyên ngành cho sinh viên và thúc đẩy các cơ hội tương tác thực tế giữa giảng viên và sinh viên.
Đón đầu xu hướng dịch chuyển dần về các ngành dịch vụ đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam và trên thế giới, Chương trình và giáo trình đào tạo của từng chuyên ngành của Khoa du lịch được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề, hướng tới thực tế nhu cầu của xã hội, không ngừng trang bị cho sinh viên sẵn sàng hội nhập trong môi trường quốc tế với khả năng giao tiếp hiệu quả, lôi cuốn, với các chương trình học luôn được cập nhật gắn với thực tiễn, đảm bảo cho sinh viên được trang bị và cập nhật các kiến thức, kỹ năng nghề sát với thực tế và phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
Khoa Du lịch mang lại nhiều cơ hội học hỏi và phát triển cho các sinh viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ nhân viên tới cấp quản lý. Sinh viên được học thực hành tại các phòng thực hành của Trường với các trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Cao đẳng Đại Việt là trường duy nhất ở miền Bắc có hệ thống khách sạn, resort của Tập đoàn CEO cho sinh viên ngành du lịch được thực hành, thực tập hưởng lương và cam kết 100% cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, Sinh viên còn có cơ hội thực tập và làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp du lịch, trung tâm du lịch, đại lý lữ hành, văn phòng đại diện các hãng du lịch lớn trong nước và quốc tế; có thể thành lập và điều hành doanh nghiệp du lịch.
Hiện Khoa Du lịch đang đào tạo 04 chuyên ngành chính là:
_ Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành
_ Ngành Quản trị Khách sạn
_ Ngành Quản trị Nhà hàng
_ Ngành Kĩ thuật chế biến món ăn
Khoa Du lịch luôn hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cấp cao cho ngành công nghiệp Dịch vụ và Du lịch, hình thành cho người học có đủ kỹ năng và kiến thức cơ bản của một nghề; có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi công việc; có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo; có ý thức kỷ luật; có tác phong công nghiệp, tự tin; kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, góp phần vào việc giới thiệu và quảng bá đất nước tới các bạn bè năm châu.
2. KHOA DƯỢC
* Mã ngành, nghề: 6720201
* Trình độ đào tạo: Cao đẳng
* Hình thức đào tạo: Chính quy
* Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
* Thời gian đào tạo: Từ 2 – 3 năm
Dược học là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh. Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Đây là ngành học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.
* Mục tiêu đào tạo:
_ Đào tạo sinh viên có kiến thức khoa học cơ bản và dược học cơ sở, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn đầy đủ về dược học như chuyển hóa thuốc trong cơ thể, những phản ứng bất lợi của thuốc, tương tác qua lại giữa các loại thuốc, công thức phối hợp thuốc để tạo hiệu quả chữa bệnh tối ưu và an toàn nhất cho người dùng,…
_ Sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực của ngành dược như tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; kiến thức chuyên môn trong sản xuất và phân phối, dược phẩm, thực phẩm chức năng, kiểm nghiệm, quản lý nhà nước về ngành dược.
* Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí như:
_ Dược sĩ trong các công ty sản xuất, kinh doanh dược phẩm
_ Dược sĩ tham gia vào quy trình sản xuất, phân phối và quản lý thuốc tại các công ty, xí nghiệp dược phẩm hoặc nhà thuốc tư nhân của riêng mình
_ Chuyên viên kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm tại các trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm – mỹ phẩm, công ty dược phẩm, công ty mỹ phẩm và thực phẩm chức năng
_ Giảng dạy, nghiên cứu trong các đơn vị đào tạo và nghiên cứu chuyên môn hóa dược
_ Được tham gia học tập và làm việc với các chương trình của Tập đoàn CEO hoặc làm việc tại các trung tâm dưỡng lão của tập đoàn tại Việt Nam
* Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Số lượng môn học, mô đun: 35
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khoá học: 112 tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 19 tín chỉ / 435 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn:
- Khối lượng lý thuyết: 902 giờ
- Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1660 giờ
3. KHOA ĐIỀU DƯỠNG
* Mã ngành, nghề: 6720301
* Trình độ đào tạo: Cao đẳng
* Hình thức đào tạo: Chính quy
* Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
* Thời gian đào tạo: Từ 2 – 3 năm
Điều dưỡng là một nghề nghiệp độc lập trong hệ thống y tế thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Cụ thể, các điều dưỡng viên (người làm nghề điều dưỡng) phụ trách chăm sóc sức khỏe, kiếm tra tình trạng bệnh nhân và các công việc khác để phục vụ cho quá trình từ chăm sóc sức khỏe ban đầu đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân.
* Mục tiêu đào tạo:
_ Trang bị kiến thức nền tảng, chuyên sâu về khoa học xã hội, khoa học sức khỏe, khoa học điều dưỡng; khả năng phân tích và áp dụng nguyên lý điều dưỡng, chẩn đoán điều dưỡng, quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa; các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ, chăm sóc, nâng cao khỏe con người.
_ Bên cạnh đó, sinh viên được đào tạo chuyên sâu kỹ năng thực hành, chăm sóc người bệnh, kỹ năng tổ chức quản lý điều dưỡng, và được rèn luyện nghiêm túc về thái độ làm việc đàm bảo hành nghề theo đúng ý đức và đạo đức nghề nghiệp.
* Tốt nghiệp ngành Điều dưỡng sinh viên có thể làm việc ở các vị trí như:
_ Điều dưỡng viên tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, cơ sở chăm sóc sức khỏe từ Trung ương đến cơ sở, của Nhà nước và tư nhân
_ Trở thành điều dưỡng trưởng thực hiện vai trò quản lý chăm sóc và tham gia xây dựng các chính sách liên quan đến công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh
_ Tự mở các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn sức khỏe
_ Giảng dạy, nghiên cứu tại các đơn vị y tế, đơn vị giáo dục về khoa học sức khỏe và điều dưỡng
_ Được tham gia học tập và làm việc với các chương trình của Tập đoàn CEO như tham gia làm điều dưỡng viên tại các nước Nhật Bản, Đức hoặc làm việc tại các trung tâm dưỡng lão của tập đoàn tại Việt Nam
* Khối lượng kiến thức và thời gian khoá học:
– Số lượng môn học, mô đun: 41
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khoá học: 108 tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 19 tín chỉ / 435 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn:
- Khối lượng lý thuyết: 858 giờ
- Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1731 giờ
4. KHOA CƠ BẢN
* Chức năng nhiệm vụ của khoa:
_ Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
_ Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
_ Phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính quản lý giảng viên, nhân viên thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
_ Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm Khoa học;
_ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và nhân viên thuộc Khoa.
_ Phối hợp với các Phòng chức năng của Trường thực hiện công tác quản lý sinh viên và đề xuất các biện pháp về việc khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên.
_ Quản lý kết quả học tập và xác nhận kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên thuộc Khoa và các môn học do Khoa đảm nhận.
_ Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và công tác của Khoa; quản lý tài sản, trang thiết bị của Khoa.
_ Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với giảng viên, nhân viên và sinh viên; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Khoa.
_ Thực hiện các hoạt động hợp tác và đối ngoại của Khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng.
_ Xây dựng kế hoạch, tổ chức các phong trào thi đua của Khoa; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, nhân viên và sinh viên theo quy định của Nhà nước và của Trường.
_ Thực hiện những nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
5. KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
* Chức năng, nhiệm vụ của khoa:
_ Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
_ Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
_ Phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính quản lý giảng viên, nhân viên thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
_ Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm Khoa học;
_ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và nhân viên thuộc Khoa.
_ Phối hợp với các Phòng chức năng của Trường thực hiện công tác quản lý sinh viên và đề xuất các biện pháp về việc khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên.
_ Quản lý kết quả học tập và xác nhận kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên thuộc Khoa và các môn học do Khoa đảm nhận.
_ Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và công tác của Khoa; quản lý tài sản, trang thiết bị của Khoa.
_ Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với giảng viên, nhân viên và sinh viên; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Khoa.
_ Thực hiện các hoạt động hợp tác và đối ngoại của Khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng.
_ Xây dựng kế hoạch, tổ chức các phong trào thi đua của Khoa; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, nhân viên và sinh viên theo quy định của Nhà nước và của Trường.
_ Thực hiện những nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
6. KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
* Chức năng, nhiệm vụ của khoa
_ Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của Trường.
_ Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
_ Phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính quản lý giảng viên, nhân viên thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.
_ Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm Khoa học.
_ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và nhân viên thuộc Khoa.
_ Phối hợp với các Phòng chức năng của Trường thực hiện công tác quản lý sinh viên và đề xuất các biện pháp về việc khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên.
_ Quản lý kết quả học tập và xác nhận kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên thuộc Khoa và các môn học do Khoa đảm nhận.
_ Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và công tác của Khoa; quản lý tài sản, trang thiết bị của Khoa.
_ Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với giảng viên, nhân viên và sinh viên; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Khoa.
_ Thực hiện các hoạt động hợp tác và đối ngoại của Khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng.
_ Xây dựng kế hoạch, tổ chức các phong trào thi đua của Khoa; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, nhân viên và sinh viên theo quy định của Nhà nước và của Trường.
_ Thực hiện những nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
7. KHOA KẾ TOÁN
* Chức năng, nhiệm vụ của khoa:
_ Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
_ Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
_ Phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính quản lý giảng viên, nhân viên thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
_ Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm Khoa học;
_ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và nhân viên thuộc Khoa.
_ Phối hợp với các Phòng chức năng của Trường thực hiện công tác quản lý sinh viên và đề xuất các biện pháp về việc khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên.
_ Quản lý kết quả học tập và xác nhận kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên thuộc Khoa và các môn học do Khoa đảm nhận.
_ Xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và công tác của Khoa; quản lý tài sản, trang thiết bị của Khoa.